Công dụng Lá_khôi

Thành phần hoá học chính là Tanin có công dụng trung hòa, làm giảm độ acid của dạ dày, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Bài thuốc

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Được dùng phối hợp với bồ công anh, khổ sâm, cam thảo để sử dụng trong trường hợp thể trạng sút kém, bụng đầy trướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc này đã được Hội đông y Thanh Hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả.

Nhân dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá thường dùng lá khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh Hoá đã kết hợp dùng lá khôi (80g), lá bồ công anh (40g) và lá khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá khôi chữa đau dạ dày. Lá khôi được dùng với lá vối, lá hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Người Dao dùng rễ cây khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.